NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Trạm Y tế phường Cao Thắng tuyên truyền công tác chăm sóc sức khỏe và những bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi của Trạm Y tế  phường Cao Thắng

* Những bệnh thường gặp ở người cao tuổi

1. Tăng huyết áp: Tỷ lệ tăng huyết áp chiếm 70% người cao tuổi và tỷ lệ tử vong do tai biến mạch, suy tim...hậu quả của tăng huyết áp chiếm 25% trong tất cả các loại tử vong trên toàn đất nước.Đây cũng là con số tỷ lệ tử vong trên toàn thế giới.

2. Đái tháo đường: Chiếm 70-72%  NCT bao gồm cả 2 typ 1 và typ 2

3. Đột quỵ: Tim mạch là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, trong đó nhiều nhất là bệnh lý về xơ vữa động mạch, thiểu năng mạch vành, cao huyết áp, đột quỵ… Đây là những bệnh có mức độ nguy hiểm rất cao, luôn đe dọa tính mạng người cao tuổi. Nguyên nhân chính là do sự mất kiểm soát về mỡ máu dẫn tới gia tăng đột biến các phân tử cholesterol, gây tắc nghẽn mạch và sự mất độ đàn hồi do lão hóa của các mạch máu.

4. Xơ vữa động mạch: Bệnh xơ vữa động mạch là bệnh do động mạch bị xơ cứng và nhỏ hẹp hơn bình thường, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vùng nào trong cơ thể và là nguyên nhân chính gây đột quỵ (rối loạn tuần hoàn não), cơn đau tim và thiểu năng tuần hoàn ở cẳng chân. Các chất mỡ trong máu tích tụ dần ở lớp trong của thành động mạch và do chất mỡ làm cho thành động mạch dày hơn, kết quả là các động mạch bị hẹp dần lại và lưu thông máu bị cản trở.

5. Bệnh thần kinh: Sa sút trí tuệ: Biểu hiện là chứng hay quên, lú lẫn có thể dẫn đến rối loạn nhận thức và rối loạn hành vi. Parkinson – Liệt run: Người cao tuổi bị parkinson biểu hiện run khi đang ở trạng thái nghỉ, các vận động diễn ra chậm chạp, tay chân đơ cứng, tư thế người thường là khom gấp…

6. Bệnh đường tiết niệu: Bệnh phì đại tiền liệt tuyến khiến người cao tuổi hay đi tiểu đêm, thường tiểu sót, tiểu lắt nhắt, tiểu yếu. Với phụ nữ hay gặp dấu hiệu tiểu són, nhiễm trùng đường tiểu.

7. Bệnh về đường tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi là triệu chứng cũng rất thường gặp, với biểu hiện như viêm loét miệng, ăn không tiêu, đầy hơi, trướng bụng, táo bón hoặc thỉnh thoảng bị tiêu chảy, nặng hơn là các bệnh lý về dạ dày như bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản hoặc viêm đại tràng mạn tính. Các loại bệnh dạng này thường làm người cao tuổi rất khó chịu, tạo cảm giác băn khoăn, lo lắng, ăn không thấy ngon, ngủ không ngon giấc có thể gây mất ngủ kéo dài mà mất ngủ lại làm cho nhiều bệnh tật phát sinh.

8. Bệnh xương khớp: Đau xương, khớp, thoái hóa khớp nhất là đốt sống thắt lưng, khớp gối làm cho người bệnh lo lắng, buồn chán nhất là khi thay đổi thời tiết. Thoái hóa khớp gối gây biến chứng cứng khớp, gây đau khớp gối và vận động khó khăn mỗi buổi sáng lúc bắt đầu ngủ dậy. Triệu chứng đau nhức các khớp xương là loại tương đối phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt là về đêm, gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây mất ngủ hoặc ngủ không sâu, không ngon giấc.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi của Trạm Y tế  phường Cao Thắng

* Chế độ sinh hoạt để giảm thiểu  sự phát triển bệnh tật ở NCT.

1.  Nên tập thể dục đều đặn và thường xuyên 30 - 1 tiếng /ngày (đi bộ, chạy bộ, yoga, gym., tắm biển.. ít nhất là 5 ngày /tuần)

2. Ngủ đủ giấc (người cao tuổi ngủ 5 đến 6 tiếng 1 ngày, ngủ trưa 30 phút đến 1 tiếng).

3. Uống đủ nước: việc uống đủ nước cũng rất quan trọng, tuy nhiên nên uống đều đặn vào buổi sáng và buổi chiều. Buổi tối không nên uống nhiều để không phải đi tiểu đêm.

4. Hạn chế thuốc lá, rượu bia.

5. Một chế độ ăn uống khoa học (nước 1,5 đến 2l/ngày, hoa quả, đạm, gluxxit, lipit sao cho cân đối hàm lượng).

6. Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần.

Trạm Y tế phường Cao Thắng

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 222