Tuyên truyền, hưởng ứng Tháng hành động an toàn vệ sinh lao động năm 2025

An toàn, vệ sinh lao động là yếu tố quan trọng để đảm bảo và phát triển sản xuất, bảo đảm sức khỏe và tính mạng của người lao động. Vì vậy, công tác ATVSLĐ luôn là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục của các cấp, các ngành, các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Thực hiện Kế hoạch số 05/KH-BCĐ ngày 06/01/2025 của Ban chỉ đạo Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động thành phố Hạ Long về việc Triển khai Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn thành phố Hạ Long năm 2025, Kế hoạch số 160 /KH- BCĐ ngày 26/4/2025 của Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ TP. Hạ Long về Tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025 trên địa bàn thành phố Hạ Long.

Thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới”, Kế hoạch số 381-KH/TU ngày 28/11/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long “về Triển khai thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới”; Thực hiện các Kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Quảng Ninh về việc Triển khai Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh diễn ra từ ngày 01/5/2025 đến 31/5/2025 với Chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”.

Để triển khai có hiệu quả Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025, Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ thành phố Hạ Long phát động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ - năm 2025 và yêu cầu các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau:

1- Các phòng, ban, đơn vị liên quan, UBND các phường, xã, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn Thành phố tổ chức tuyên truyền, cổ động, phát động thi đua, treo băngrôn, khẩu hiệu hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025; Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để thực sự làm chuyển biến mạnh mẽ ý thức của người lao động, người sử dụng lao động và quần chúng nhân dân trong việc đảm bảo ATVSLĐ;

2-  Các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải đánh giá đúng thực trạng công tác ATVSLĐ của đơn vị; đề ra các giải pháp cụ thể ngay từ đầu năm để giảm thiểu tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.

3- “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật lao động và chấp hành các quy định về ATVSLĐ ở tất cả các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế; Tăng cường hình thức thanh tra, kiểm tra đột xuất về an toàn, vệ sinh lao động ở các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; Chú trọng và nâng cao chất lượng công tác tự kiểm tra ở cấp cơ sở, cấp công trường, phân xưởng và tổ đội sản xuất (đặc biệt là trong các lĩnh vực có nguy cơ cao xảy ra Tai nạn lao động như: sản xuất than hầm lò; xây dựng; cơ khí; khai thác và chế biến đá; sản xuất vật liệu xây dựng….) để kịp thời phát hiện, ngăn chặn tai nạn lao động và sự cố mất an toàn xảy ra.

4- Công tác huấn luyện an toàn lao động cần đổi mới cả về hình thức và nội dung; chú trọng huấn luyện kỹ năng thao tác xử lý các sự cố; hoàn thành việc huấn luyện an toàn lao động định kỳ cho người lao động ngay từ Quý I hàng năm, chú trọng huấn luyện và cấp chứng nhận an toàn cho người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

5- Tiến hành điều tra kịp thời, đầy đủ, chính xác tất cả các vụ tai nạn lao động xảy ra, đề ra các biện pháp khắc phục và xử lý ngay các trường hợp vi phạm. Đối với các vụ tai nạn lao động nặng và tai nạn lao động chết người phải được khai báo kịp thời đến các cơ quan chức năng theo quy định; Xử lý nghiêm các trường hợp xảy ra tai nạn lao động nặng và chết người nhưng che dấu, không khai báo.

6- Quản lý và kiểm soát chặt chẽ đối với các chất dễ cháy nổ; các vật tư, chất nguy hại; các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động  theo quy định.

7- Củng cố, kiện toàn mạng lưới cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách làm công tác an toàn lao động ở các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo đủ năng lực và trình độ để hoàn thành nhiệm vụ.

8- Tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn công nghệ sản xuất tiên tiến, phù hợp, nâng cao mức độ đảm bảo an toàn lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ, điều kiện ăn ở, sinh hoạt, đi lại, xây dựng thiết chế văn hóa nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

9- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo đúng quy định;

10- Thăm hỏi nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quan tâm hơn nữa đối với thân nhân các gia đình có người bị tai nạn lao động nặng, tai nạn lao động chết người./.  

Uỷ ban nhân dân phường Cao Thắng

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 39