UBND phường Cao Thắng tổ chức đợt cao điểm thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn phường Cao Thắng

Vừa qua, UBND phường Cao Thắng triển khai đợt cao điểm thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dại trên địa bàn 11 khu phố, tuyên truyền, phổ biến công tác phòng bệnh Dại cho vật nuôi tại các hộ gia đình.

Hiên nay bệnh Dại đang được các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân quan tâm hàng đầu, Số người bị chó Dại cắn (từ 01/01/2024 - 14/3/2024): trong ổ dịch đang hoạt động 28 người (Đầm Hà 19; Hạ Long 0; Bình Liêu 9). Cộng dồn số người bị chó dại cắn từ đầu năm đến nay: 34 người (Đầm Hà 25, Bình Liêu 9). Các trường hợp bị chó Dại cắn được ghi nhận đều được tư vấn tiêm vắc xin và huyết thanh phòng dại đầy đủ theo quy định.

Về tình hình bệnh Dại trên người: trong ngày 14/3/2024 trên địa bàn không ghi nhận ca mắc Dại trên người. Cộng dồn: 0 ca (giảm 1 ca so với cùng kì năm 2023).

Tình hình bệnh ại trên động vật: ngày 14/3/2024 trên địa bàn ghi nhận 01 ổ dịch dại tại Bình Liêu (sự kiện chó nghi dại cắn 08 người tại Bình Liêu đã được báo cáo ngày 12/3/2024, có kết quả xét nghiệm chó dương tính ngày 14/3/2024). Cộng dồn số ổ dịch dại từ đầu năm đến nay là 05 ổ (Đầm Hà 03; Hạ Long 01; Bình Liêu 01). Trong đó ổ dịch đang hoạt động: 03 ổ (Đầm Hà 01, Hạ Long 01, Bình Liêu 01).

Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố tại Văn bản số 1445/UBNDKT ngày 01/3/2024 về việc tập trung đợt cao điểm thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn thành phố Hạ Long; để chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dại trên địa bàn phường. UBND phường Cao Thắng đã tổ chức ra quân quyết liệt công tác tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt 100% tổng đàn thuộc diện tiêm phòng, tại 11 khu phố trên địa bàn phường. Thời gian: Xong trước ngày 15/3/2024.

Theo đó, UBND phường đã chỉ đạo Trạm Y tế phường, các bộ phận chuyên môn và khu phố tăng cường tuyên truyền, kịp thời phát hiện, hướng dẫn người bị chó, mèo dại, nghi dại cắn đến cơ sở y tế xử lý vết thương và tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho người; thông báo cho Trạm Y tế phường, cán bộ Thú y và báo cáo kịp thời về UBND phường các trường hợp bị chó, mèo dại, nghi dại cắn.

Công tác tiêm phòng bệnh dại trên địa bàn khu phố của phường Cao Thắng

          Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó mèo). Cho đến nay bệnh Dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh Dại gần như tử vong 100%. Bệnh Dại nguy hiểm nhưng đã có vắc xin phòng và người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh Dại. Để chủ động phòng chống bệnh Dại người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

          Một là: Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

          Hai là: Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải đeo rọ mõm.

          Ba là: Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

          Bốn là: Khi bị chó, mèo cắn, cào cần:

          - Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch- đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.

          - Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone.

          - Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

          - Đến ngay cơ sở Y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng Dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh Dại.

          - Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại.

Ngô Hường

 

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 333