TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH BẠCH HẦU

Bệnh Bạch hầu đã có vắc xin phòng bệnh. Miễn dịch sau tiêm vắc xin liều cơ bản có thể kéo dài được vài năm và giảm dần theo thời gian nên cần tiêm nhắc lại.

Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu quan trọng và hiệu quả nhất.

Trẻ em dưới 1 tuổi bắt đầu được tiêm chủng 

Tiêm 3 MŨI CƠ BẢN vắc xin có chứa thành phần bạch hầu nguyên liều (thường kết hợp trong vắc xin 5 trong 1 hoặc vắc xin 6 trong 1): 
- Mũi 1: lúc 2 tháng tuổi; 
- Mũi 2: lúc 3 tháng tuổi; 
- Mũi 3: lúc 4 tháng tuổi. 
- Tiêm 3 MŨI NHẮC LẠI 
- Mũi 4: tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu nguyên liều, lúc 18 - 24 tháng tuổi.
- Mũi 5: tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu giảm liều lúc 4 - 7 tuổi.
- Mũi 6: tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu giảm liều lúc 9 - 15 tuổi.

- Trẻ em trên 1 tuổi và người lớn chưa được tiêm chủng trước đây hoặc không nhớ tiền sử tiêm chủng
- Tiêm 3 MŨI CƠ BẢN vắc xin có chứa thành phần bạch hầu theo hàm lượng phù hợp với lứa tuổi và hướng dẫn của nhà sản xuất (vắc xin bạch hầu nguyên liều hoặc vắc xin bạch hầu giảm liều): 
- Mũi 1 tiêm càng sớm càng tốt; 
- Mũi 2 tiêm cách mũi 1 tối thiểu 4 tuần; 
- Mũi 3 tiêm cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng.
- Tiêm 2 MŨI NHẮC LẠI vắc xin có chứa thành phần bạch hầu theo hàm lượng phù hợp với lứa tuổi và hướng dẫn của nhà sản xuất (vắc xin bạch hầu nguyên liều hoặc vắc xin bạch hầu giảm liều). Các mũi tiêm nhắc lại cách nhau tối thiểu 1 năm.

Trạm Y tế phường Cao Thắng

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 311